Tất cả các khoản trợ cấp được nhận khi nghỉ việc là gì?

Câu hỏi: Em với công ty ký hợp đồng không xác định thời hạn. Em làm việc cũng hơn 3 năm và có đóng bảo hiểm đầy đủ. Nhưng nay họ gom kế toán cả 3 miền lại vào Sài Gòn và cho 3 phương án (làm vị trí khác, vào Sài Gòn hoặc nghỉ việc). Nếu em chọn nghỉ việc thì có được khoản trợ cấp nào không ạ?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012, hợp đồng lao động được chấm dứt khi:

“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

[...]

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động."

Trường hợp công ty có sự điều chỉnh nhân sự mà thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động và được người lao động đồng ý thì hai bên có thể chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.

Lúc này, người lao động sẽ nhận được:

Thứ nhất trợ cấp thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, cụ thể:

Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, nếu người lao động thỏa mãn các điều kiện trên đây và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Thứ hai, các khoản khác

Bên cạnh trợ cấp thất nghiệp, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động còn được đảm bảo một số quyền lợi khác theo Điều 47 Bộ luật Lao động:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

[…]

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Như vậy, người lao động sẽ được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội, các loại giấy tờ mà người sử dụng lao động đã giữ lại và các khoản khác có liên quan đến quyền lợi của mình trong suốt thời gian làm việc tại công ty.

Nguyễn Đức Phương

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Phương

Văn phòng Luật sư Thiên Dương

http://luatducphuong.com/

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật