Trả lời:
Khoản 3, Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.”
Ngoài ra, căn cứ khoản 1, Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện:
“ Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý...”
Theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, giao dịch dân sự giữa A và ông H sẽ vô hiệu, và các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp này, gia đình anh nên phân tích để ông H hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó. Thuyết phục ông H nhận lại 1 triệu đồng và trả lại chiếc xe đạp Nhật bạn đã mua cho con trai để đi học vì A (14 tuổi) là người chưa thành niên, việc thực hiện giao dịch giữa A và ông H phải được sự đồng ý của bố mẹ A. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, anh có thể làm đơn khởi kiện để đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: [Mới nhất] Giao dịch dân sự vô hiệu khi nào?
Trên đây là nội dung tư vấn về "Tài sản bố mẹ mua cho con dưới 16 tuổi, thì con có quyền bán không?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!