Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”
Về hệ quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, trong trường hợp này của bạn được coi là một giao dịch dân sự, bạn chưa sử dụng quyền của mình trong giao dịch dân sự mà không phải do lỗi của bạn thì bạn được bảo vệ quyền lợi.
Khi đó bên hủy vé buộc phải hoàn lại tiền cho bạn vì họ đã không thực hiện theo thỏa thuận. Tuy nhiên, do dịch bệnh được coi như một trường hợp bất khả kháng nên có thể được xem xét miễn nghĩa vụ bồi thường mà chỉ cần hoàn lại số tiền bạn đã mua vé (trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác tại thời điểm mua vé).
Xem thêm: Covid-19 có phải là sự kiện bất khả kháng không?
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!