Rủi ro khi đứng tên hộ mua điện thoại trả góp

Câu hỏi:

Em có đứng tên hộ cho người khác mua một chiếc điện thoại di động tại cửa hàng điện máy. Lúc mua có người đó hứa hàng tháng sẽ trả đúng kỳ cho em. Nhưng từ tháng thứ 2 ngân hàng điện thoại thông báo phải nộp tiền, em điện lại người đó không bắt máy, nên em phải trả thay. Hiện tại đã đến tháng thứ 3 nhưng em điện thoại người kia vẫn không bắt máy. Vậy em phải làm gì?

Trả lời:

Như bạn trình bày thì người bạn của bạn có nhờ bạn mua điện thoại trả góp đứng tên bạn. Nhưng tới tháng thứ hai ngân hàng điện thoại thông báo phải nộp tiền, bạn điện lại người đó không bắt máy nên bạn phải trả thay. Như vậy, bạn của bạn không trả tiền trả góp theo như lời bạn nói nên số nợ đó sẽ được bị báo cho  bạn.

Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc mua trả chậm, trả dần như sau:

“Điều 453. Mua trả chậm, trả dần

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Những người đứng tên hộ như bạn thường sai lầm khi cho rằng người nào sở hữu chiếc điện thoại thì người đó mới phải chịu trách nhiệm khoản vay trả góp và dẫn đến việc họ phải chịu một khoản nợ.

Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Như vậy, giao dịch mua mua chiếc điện thoại di động trả góp mà bạn đứng tên hộ thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực bao gồm tự nguyện, không vi phạm điều cấm và không trái đạo đức xã hội. Do đó, khi xác lập sẽ ràng buộc người đứng ra ký kết với các quyền và nghĩa vụ mà hợp đồng ghi nhận.

Thậm chí, trong trường hợp người đứng ra ký tên là bạn bị lừa dối dẫn đến hành vi nhầm lẫn về tính chất của giao dịch thì cũng rất khó chứng minh để yêu cầu tuyên bố giao dịch trên là vô hiệu theo điều 122 Bộ luật Dân sự 2015: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.

Trong khi đó, người bạn nhờ bạn đứng tên trong giao dịch trả góp thì lại không hề xác lập bất cứ mối quan hệ nào với công ty bán điện thoại di động. Cho nên trường hợp xấu, bạn có thể sẽ bị công ty bán điện thoại hoặc ngân hàng kiện ra tòa vì không thực hiện đúng hợp đồng.

Nếu trường hợp bạn và bạn của bạn thông qua một hợp đồng dân sự để thỏa thuận bạn đứng ra mua điện thoại trả góp thì theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Dân sự năm 2015, trách nhiệm này được quy định như sau:

“Điều 304. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, bạn của bạn sẽ phải có trách nhiệm dân sự đối với bạn do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện. Và bạn có quyền yêu cầu bạn của bạn tiếp tục việc trả góp và nộp phạt do nộp chậm. Hoặc nếu bạn đã thanh toán hết các chi phí đó thì được yêu cầu bạn của bạn thanh toán các chi phí đó và bồi thường thiệt hại cho bạn.

Theo đó, nếu bạn không đủ tiền để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bạn nên dùng các biện pháp liên lạc để thông báo cho người kia để có thể chia sẻ nghĩa vụ trả nợ. Bạn có quyền yêu cầu người bạn kia thanh toán đầy đủ lại số tiền mua trả góp điện thoại mà bạn đã bỏ ra. Nếu người kia không trả và cố tình trốn tránh nghĩa vụ, bạn có thể trình báo công an vì người bạn kia có thể dấu hiệu của tội phạm lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...

Vũ Văn Toàn

Được tư vấn bởi: Luật sư Vũ Văn Toàn

Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

0978994377

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi