Quy trình giám định mức độ khuyết tật chuẩn nhất

Câu hỏi:

Hiện tại cháu đầu nhà em được gần 4 tuổi, cháu bị câm điếc bẩm sinh từ nhỏ, không có khả năng tự phục vụ bản thân. Tháng 8 năm 2019 có làm đơn xác đinh mức độ khuyết tật để xin trợ cấp nhưng kết quả nhẹ lên không được. Trong khi đó cũng có bé ở xã khác kết luận ở viện như nhau lại được mức đặc biệt, tương đương được hơn 1 triệu 1 tháng. Hôm nay 14.2.2020 em có qua xã xin giám định lại mức độ khuyết tật thì họ ko đồng ý. Cũng không cho em xin giấy giới thiệu để lên tỉnh làm. Vậy cho em hỏi giờ em phải làm gì? Làm thế nào để cháu được hỗ trợ ạ?

Trả lời:

Điều 4 Thông tư 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện như sau:

“Điều 5. Hồ sơ khám giám định

[…]

2. Trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:

a) Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.

b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).

c) Các giấy tờ theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 1 Điều này.

d) Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.”

Trình tự thực hiện:

Bước 1. Người khuyết tật có đơn gửi Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã.

Bước 2. Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoàn chỉnh 01 bộ Hồ sơ theo đúng quy định tại Khoản 2 Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH và chuyển Hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của huyện trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Bước 3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tra hồ sơ khám giám định do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật chuyển đến:

Bước 4. Căn cứ hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, Hội đồng Giám định y khoa cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc lập hồ sơ khám giám định y khoa.

Bước 5. Trong thời gian 30 ngày làm việc, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận dạng tật và mức độ khuyết tật.

Bước 6. Trả Biên bản khám giám định mức độ khuyết tật cho đối tượng

Bạn căn cứ quy định về hồ sơ và các bước nêu trên để thực hiện.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: tuvan@luatvietnam.vn
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY