Phiên tòa xét xử trực tuyến thì luật sư phải lưu ý những gì?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tôi nghe nói các cơ quan chức năng đang xem xét mở phiên toà xét xử trực tuyến các vụ án trong thời gian giãn cách. Vậy, nếu xét xử trực tuyến thì Luật sư phải chuẩn bị những gì, đồng thời Luật sư phải lưu ý những gì, thưa Luật sư? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc xét xử trực tuyến là phù hợp tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhưng cần có quy định cụ thể để đảm bảo đúng tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào cụ thể về thủ tục xét xử trực tuyến qua online.

Nếu xét xử trực tuyến, sẽ gây cản trở và nhiều khó khăn cho luật sư. Bởi vì, trước khi tiến hành bảo vệ /bào chữa cho thân chủ của mình luật sư buộc phải tiến hành một số các hoạt động như: Chuẩn bị bản luận cứ, tiếp xúc với thân chủ, nghiên cứu hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, làm việc với các Cơ quan tiến hành tố tụng, những người có liên quan, đảm bảo mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa để trình bày các quan điểm và ý kiến của mình thông qua ứng dụng gọi trực tuyến xét xử online.

Trong quá trình xét xử trực tuyến, Luật sư cần lưu ý theo dõi diễn biến của phiên tòa xem có bảo đảm các thủ tục tố tụng mà Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hành chính quy định hay không. Khi thư ký phiên tòa báo cáo danh sách những người được triệu tập, Luật sư cần ghi lại để biết những người nào đã được Tòa án triệu tập đã có mặt, người nào vắng mặt. Nếu thấy sự vắng mặt của một người tham gia tố tụng nào đó sẽ bất lợi cho thân chủ của mình thì Luật sư phải chuẩn bị sẵn ý kiến để khi chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến về việc người tham gia tố tụng vắng mặt thì trình bày được ngay ý kiến đã chuẩn bị để bảo đảm quyền lợi cho người mà mình bảo vệ.

Việc xét hỏi, Luật sư cần theo sát diễn biến phiên tòa, tập trung theo dõi và ghi chép toàn bộ diễn biến xét hỏi tại phiên tòa có liên quan đến việc bảo vệ cho thân chủ để bổ sung cho kế hoạch xét hỏi và có những yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng tại phiên tòa.

Đối với phần tranh luận thì Luật sư cần trình bày lời bào chữa, bảo vệ theo dàn ý của đề cương đã chuẩn bị, đi đúng trọng tậm làm toát lên các vấn đề cần bảo vệ, tránh được sự dông dài, trình bày tràn lan bỏ sót những điểm quan trọng. Đề cương bào chữa phải được kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện ngay trong quá trình xét hỏi và khi Viện kiểm sát luận tội đối với các vụ án hình sự; Khi trình bày phải đưa ra các chứng cứ, phân tích đánh giá chứng cứ với lý lẽ, lập luận chặt chẽ; viện dẫn, bình luận nội dung các quy định pháp luật cần áp dụng một cách thuyết phục để bảo vệ quan điểm bào chữa của mình; Trong phần kết luận, cần chốt lại những vấn đề quan trọng nhất đã được phân tích ở trên thành từng điểm cụ thể để đề nghị Hội đồng xem xét chấp nhận các nội dung kiến nghị của luật sư nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho thân chủ của mình.

Việc bào chữa/bảo vệ của Luật sư là một quá trình đòi hỏi Luật sư phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, hoàn thiện và sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau. Với mỗi giai đoạn ứng với mỗi hoạt động cụ thể của Luật sư lại có những ý nghĩa không giống nhau, tuy nhiên hoạt động nào cũng vô cùng quan trọng, đóng góp lớn vào sự thành công hay thất bại của Luật sư. Do đó, việc xét xử trực tuyến phải đảm bảo cho những người tham gia tố tụng được nói công khai, hình ảnh, âm thanh phải đươc lưu lại để không ảnh hưởng gì quyền lợi của người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Đức Hùng

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

0918.368.772

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật