Pháp luật quy định như thế nào về hiệu lực áp dụng với chủ thể của văn bản quy phạm pháp luật?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tôi là vợ liệt sĩ đã tái giá, Năm 2013 tôi được hưởng chế độ ưu đãi Tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định: “Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn”. Năm nay, năm 2023 cán bộ xã nói rằng tôi không được hưởng chế độ nữa vì quy định này đã hết hiệu lực. Cán bộ xã nói như vậy có đúng không? Pháp luật quy định như thế nào về hiệu lực áp dụng với chủ thể của văn bản quy phạm pháp luật? Xin cảm ơn!

Trả lời:

I. Căn cứ pháp lý

- Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi, bổ sung 2020;

- Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14;

- Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

II. Giải thích

Căn cứ khoản 2, Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

2. Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành.

Đồng thời, Điều 153 Luật này quy định:

Điều 153. Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

1. Văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây:

…b) Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản…

Theo đó, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ khi Nghị định 131/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, theo quy định tại khoản 3 Điều 185 Nghị định 131.

Vì vậy, hiệu lực đối với thân thân liệt sỹ quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP cũng chấm dứt hiệu lực.

Do đó, nhân thân liệt sỹ được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh 02/2020 và Nghị định 131/2021.

Cụ thể, khoản 2 Điều 26 Nghị định 131/2021 quy định như sau:

Điều 26. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

d) Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ đang hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ mà lấy chồng hoặc vợ khác thì ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi theo....

Tức là theo quy định hiện hành, vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác thì sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi nữa.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 125 Nghị định này:

Điều 125. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

2. Đối với thân nhân liệt sĩ:

d) Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác quy định tại khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định.

Tóm lại, khi văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì tác động trực tiếp đến đối tượng áp dụng, tới chủ thể được quy định trong văn bản đó.

Cụ thể trong trường hợp này, dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành, bạn không còn là đối tượng được hưởng trợ cấp như trước, trừ trường hợp chứng minh được nuôi con của liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc trường hợp khác được quy định tại khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh như đã trình bày.

Xem thêm: Thứ tự hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật

Trên đây là nội dung tư vấn về "Pháp luật quy định như thế nào về hiệu lực áp dụng với chủ thể của văn bản quy phạm pháp luật?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: tuvan@luatvietnam.vn
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY