Trả lời:
Chào bạn, trước hết cùng tìm hiểu về điều kiện nhường quyền nuôi con sau ly hôn. Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng vợ, chồng sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Nếu cả hai bên không đi đến thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên nào được trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Với trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì cha, mẹ phải xem xét nguyện vọng của con.
Về việc chuyển nhượng quyền nuôi con, theo quy định tại Điều 84 Luật này như sau:
Trong trường hợp có yêu cầu của người cha, người mẹ hoặc cá nhân, tổ chức nào đó thì Tòa án có thể quyết định việc chuyển đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc đổi người trực tiếp nuôi con chỉ giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:
Một là khi người cha hoặc người mẹ có thỏa thuận về việc đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hơn.
Thứ hai là khi bên phía người trực tiếp nuôi con không còn có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nữa.
Bên cạnh đó, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải phụ thuộc, suy xét vào ý nguyện của con khi con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Ngoài ra, nếu trường hợp Tòa án xét thấy cả hai bên cha mẹ đều thiếu điều kiện trực tiếp nuôi con sẽ đưa ra quyết định giao con cho người giám hộ
Trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức liệt kê sau đây có quyền hạn để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con căn cứ vào lợi ích của con hoặc dựa vào yêu cầu của một hoặc hai bên. Bên phía người cha/mẹ có thể tự đưa ra quyết định nhường quyền nuôi con trước, hoặc hai người thỏa thuận với nhau để quyết định nhường quyền nuôi con.
Việc nhường quyền nuôi con sau khi ly hôn trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm điều kiện về mọi mặt của con và nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải suy xét đến ý nguyện của con.
Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi ly hôn: 4 quy định nhất định phải biết
Trên đây là nội dung tư vấn về “Nhường quyền nuôi con sau ly hôn cần làm thủ tục gì?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!