Những điều cần biết về giấy phép liên vận

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Giấy phép liên vận là gì? Có gì khác với giấp phép vận tải đường bộ quốc tế (ví dụ Giấy phép vận tải đường bộ Việt - Lào). Mối quan hệ của 2 giấy phép trên là như thế nào? Điều kiện, trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ để được cấp 2 loại giấy phép trên là gì? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào định nghĩa cụ thể Giấy phép liên vận là gì. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 88/2014/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2014 quy định:

Giấy phép liên vận Việt - Lào cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào để đi lại nhiều lần, có giá trị 01 năm nhưng không quá thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào; Giấy phép liên vận Việt - Lào cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án và phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào để đi lại nhiều lần, có giá trị 01 năm nhưng không quá thời hạn kết thúc công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào; Riêng đối với xe vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch, Giấy phép liên vận Việt - Lào được cấp theo thời hạn chuyến đi nhưng tối đa không quá 30 ngày.”.

Như vậy, Giấy phép liên vận có thể được hiểu là một loại giấy phép vận chuyển hàng hoá và hành khách qua lại giữa hai nước được Cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền cấp cho xe thương mại của các đơn vị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ quốc tế và có giá trị sử dụng 01 (một) năm được đi lại nhiều lần.

Sự khác biệt của giấy phép vận tải đường bộ quốc tế và giấy phép liên vận Việt – Lào là thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào là 05 năm nhưng không quá thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 88/2014/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2014. Còn Giấy phép liên vận chỉ có giá trị trong vòng 01 (một) năm theo quy định tại Điều 11 Thông tư 88/2014/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2014.

Mối quan hệ của hai loại Giấy phép vận tải qua biên giới hay còn gọi là Giấy phép liên vận là Giấy đăng ký phương tiện và biển số cho xe thương mại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của các đơn vị kinh doanh vận chuyển hàng hoá và hành khách qua lại giữa hai nước do Cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền tại Việt Nam cấp theo theo quy định của Thông tư 88/2014/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2014 và các quy định giữa Hiệp định Vận tải đường bộ của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ của các nước có vận chuyển hàng hoá và hành khách qua lại qua các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính đã được hai bên thống nhất theo quy định của pháp luật.

Điều kiện, trình tự, thủ tục và thành phần hồ để được cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào được thực hiện theo Điều 9 Thông tư 88/2014/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2014.

Còn đối với việc cấp giấy phép liên vận Việt – Lào thì được thực hiện theo các quy định tại Điều 12, 13, 14 Thông tư 88/2014/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2014 và các văn pháp luật khác có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá và hành khách qua lại giữa hai nước.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Văn Tuấn

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty Luật TNHH TGS

https://tgslaw.vn- 1900.8698

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật