Nhân viên nghỉ việc "ôm" luôn khách hàng ra đi có vi phạm không?

Câu hỏi: Xin hỏi LuatVietnam: Công ty tôi có kí kết hợp đồng lao động với anh A. Trong hợp đồng có nội dung nhân viên kinh doanh phải tuyệt đối giữ bí mật khách hàng(kể cả khi nghỉ việc), vi phạm sẽ phải bồi thường theo quy định pháp luật. Nay anh A đã nghỉ việc do hết hạn hợp đồng. Anh A sang làm việc tại công ty B- đối thủ cạnh tranh của công ty tôi. Tôi được biết danh sách khách hàng bên tôi bị tiết lộ cho công ty B nhưng tôi không có bằng chứng cụ thể về việc bạn nhân viên kia cung cấp thông tin cho công ty đó. Xin hỏi trường hợp này công ty chúng tôi phải xử lý như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Trước hết, cần phải xác định danh sách khách hàng của công ty bạn có phải là bí mật kinh doanh hay không.

Căn cứ khoản 23, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 (sau đây gọi chung là LSHTT) có quy định về khái niệm bí mật kinh doanh như sau:

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Danh sách khách hàng có được coi là bí mật kinh doanh hay không không phụ thuộc vào tên gọi mà phụ thuộc vào giá trị thông tin được chứa đựng trong danh sách đó cũng như sự xác định mức độ quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
 

Nhan-vien-nghi-viec-om-luon-khach-hang-ra-di-co-vi-pham-khong


Để xác định danh sách khách hàng có phải bí mật kinh doanh hay không phải dưa trên các yếu tố như sau:

Thứ nhất, nội dung trong danh sách khách hàng không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được

Thứ hai, việc có được bí mật kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty không

Thứ ba, danh sách này đã được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và tiếp cận hay không

Như vậy, trong trường hợp danh sách khách hàng của công ty bạn là bí mật kinh doanh, căn cứ khoản 1, Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh như sau:

Điều 127. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.

Căn cứ khoản 1, Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:

Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Từ các quy định pháp luật nêu trên, nhận thấy cần phải xem xét thông tin bị tiết lộ đó là bí mật kinh doanh theo pháp luật về sở hữu trí tuệ hay cạnh tranh. Trong trường hợp thông tin bị tiết lộ là bí mật kinh doanh, bạn có thể làm đơn khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh quốc gia theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Tuy nhiên, để có cơ sở xử lý vi phạm cũng như yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Công ty bạn cần thu thập và củng cố thêm các chứng cứ có liên quan.

Xem thêm: Tiết lộ bí mật kinh doanh sẽ bị xử lý như thế nào? - LuatVietnam

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Nhân viên nghỉ việc "ôm" luôn khách hàng ra đi có vi phạm không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Hồng Tâm

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Hồng Tâm

Công ty luật TNHH Chí Công & Thiện Tâm

Luatcongtam.com.vn- 0972810901

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật