Trả lời:
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015) và việc một tài sản được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là hợp pháp theo Điều 296 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trong trường hợp này, bên cầm đồ (bên nhận cầm cố) đã nhận cầm cố chiếc xe nhưng không kiểm tra xem tài sản này đã được đăng ký giao dịch bảo đảm hay chưa sẽ dễ gặp phải rủi ro khi tài sản này được xử lý để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm.
Ngoài ra, khi cửa hàng cầm đồ không lưu giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người cầm cố đối với chiếc xe (dù chiếc xe này thực sự do người cầm cố làm chủ sở hữu) sẽ bị phạt hành chính theo điểm k khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy, chữa cháy; Cứu nạn, cứu hộ; Phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;”
Trong trường hợp xấu hơn, nếu chiếc xe này là không chính chủ, người nhận cầm cố có thể sẽ bị phạt hành chính theo quy định điểm l khoản 3 Điều 12 hoặc theo điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;”
Về việc thanh lý tài sản cầm cố, trong trường hợp hợp đồng cầm cố là hợp pháp thì bên cầm cố có quyền thanh lý chiếc ô tô này theo khoản 2 Điều 314 Bộ luật Dân sự năm 2015 vì trước đó bên nhận cầm cố và bên cầm cố đã có thoả thuận về việc này. Khi thanh lý thì bên nhận cầm cố có thể chứng minh nguồn gốc tài sản bằng hợp đồng cầm cố giữa chủ xe và bên nhận cầm cố.
Xem thêm: Ít ai biết: Người dân không được cầm cố Sổ đỏ
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Nhận tài sản cầm cố không có giấy tờ bị xử phạt như thế nào?“ dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!