Trả lời:
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh được quy định tại Điều 68 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại."
Như vậy, khi thành lập hộ kinh doanh, bạn phải lựa chọn địa điểm là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh. Và một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm.
Khi đăng ký thêm địa điểm kinh doanh khác với trụ sở của hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong hồ sơ phải ghi rõ bổ sung địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và có bao gồm thông tin địa chỉ của địa điểm kinh doanh đó.
Trường hợp bạn không rõ tên đường và số nhà thì bạn có thể liên hệ Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện để được hỗ trợ xác định chính xác tên đường và số nhà cho mình.
Trường hợp vị trí nơi bạn đặt địa điểm kinh doanh chưa có tên đường và số nhà thì bạn liên hệ Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện để được xác nhận là địa chỉ nơi bạn dự kiến đặt địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh chưa có số nhà và tên đường. Do đó, địa chỉ của địa điểm kinh doanh đó có thể sẽ được ghi theo các thông tin sau: (i) Khu phố/Tổ/Xóm/Ấp/Thôn, (ii) Xã/Phường/Thị trấn, (iii) Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh, (iv) Tỉnh/Thành phố.
Do đó, bạn vẫn có thể đặt địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh tại địa chỉ chưa có số nhà/tên đường.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!