Trả lời:
Tại Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội (bao gồm cả Người nước ngoài) thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoại trừ các trường hợp được miễn trừ ngoại giao hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì mọi trường hợp khác nếu Người nước ngoài có hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự và xử phạt theo đúng quy định của pháp luật tại Việt Nam.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi mà người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam sẽ bị các hình thức xử lý khác nhau. Trong đó, một trong những hình phạt đặc thù nhất là "trục xuất".
Theo Điều 37 Bộ luật Hình sự hiện hành, quy định trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Tùy vào pháp luật của từng Quốc gia và các hiệp định tương trợ tư pháp mà xác định bản án do Tòa án Việt Nam có hiệu lực trên Quốc gia của Người nước ngoài có Quốc tịch hay không.
Nếu không có các hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và Quốc gia mà Người nước ngoài có Quốc tịch hoặc Pháp luật nước đó không quy định về vấn đề công nhận bản án của Việt Nam trên Quốc gia họ thì bản án này sẽ không có hiệu lực trên Quốc gia họ. Điều đó đồng nghĩa là với Người nước ngoài không phải chịu trách nhiệm (Hình sự và bồi thường dân sự) khi ở Quốc gia của họ đối với bản án tại Việt Nam và ngược lại.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!