Trả lời:
I. Căn cứ pháp lý
- Luật số 15/VBHN-VPQH về Giao thông đường bộ.
- Luật số 20/VBHN-VPQH về Xử lý vi phạm hành chính.
II. Chủ xe có phải chịu trách nhiệm gì không?
Căn cứ vào khoản 10, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ thì giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ là một trong các hành vi bị nghiêm cấm.
Căn cứ vào quy định tại khoản 1, Điều 26 Bộ Luật Hình sự thì: Trường hợp biết rõ người mượn xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vẫn cố tình cho mượn dẫn đến người mượn xe gây tai nạn làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì chủ xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp này, nếu cơ quan điều tra chứng minh được có hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và dẫn đến gây tai nạn, làm chết người thì người giao xe sẽ bị khởi tố theo Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Mặt khác, nếu có căn cứ cho rằng, chủ xe không biết người mượn xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hoặc người đó tự ý lấy xe và chủ xe không biết hoặc không thể biết thì không bị coi là giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
III. Chủ thể đến nhận lại xe?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA thì:
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định này, người đến nhận xe bị tạm giữ phải là người vi phạm chứ không phải chủ xe.
Do vậy, anh A phải là người đi lấy xe. Trường hợp chủ xe muốn đi một mình thì phải có ủy quyền lại từ anh A.
IV. Trường hợp người vi phạm không nộp tiền phạt?
Theo khoản 2, Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành, thì: phương tiện bị tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 Luật này sẽ được trả lại cho người bị xử phạt sau thì quyết định xử phạt được thi hành xong.
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
[...]
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính…
Do đó, chủ phương tiện có thể nhận lại xe sau khi anh A đã thi hành xong quyết định xử phạt, hoặc chủ phương tiện có thể nộp phạt thay sau đó đòi lại anh A, tuy nhiên như đã trình bày, phương tiện chỉ trả lại cho chủ phương tiện nếu có giấy ủy quyền từ anh A.
Xem thêm: Cho người khác mượn xe, khi nào chủ xe bị phạt?
Trên đây là nội dung tư vấn về "Người mượn xe vi phạm nồng độ cồn thì ai phải chịu tách nhiệm?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!