Người khuyết tật sau khi ly hôn có được trực tiếp nuôi con không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tôi là một người khuyết tật nhẹ. Tôi và chồng kết hôn được 3 năm, nhưng gần đây chúng tôi thường xuyên xảy ra tranh cãi, chồng tôi còn là người mê cờ bạc nên cả hai không thể hàn gắn lại được. Tôi muốn ly hôn và dành quyền nuôi con, nhưng chồng tôi nói tôi là người khuyết tật không có quyền nuôi con. Xin hỏi, người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn có được là người khuyết tật không? Hành vi cản trở người khuyết tật nuôi dưỡng con bị xử lý thế nào? Căn cứ pháp lý? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn có được là người khuyết tật không?

Theo Luật Người khuyết tật 2010, cụ thể tại khoản 1, Điều 2 quy định:

1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn

Căn cứ theo khoản 6, Điều 14 Luật Người khuyết tật 2010, “Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật” là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Cụ thể:

Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm

6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.

Như vậy, người khuyết tật có quyền được nuôi con như những người khác, không cá nhân, tổ chức nào được cản trở quyền nuôi con của người khuyết tật.

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

Điều 81.Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vậy theo quy định trên, trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ dựa vào các điều kiện của các bên, xem xét xem bên nào có thể đảm bảo cho con một cuộc sống đầy đủ điều kiện về vật chất, giáo dục và tình yêu thương hơn để quyết định người trực tiếp nuôi con.

Như vậy, người khuyết tật vẫn có quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn và sẽ do Tòa án xem xét, quyết định người có quyền nuôi dưỡng con.

Nguoi-khuyet-tat-sau-khi-ly-hon-co-duoc-truc-tiep-nuoi-con-khong

Xử phạt cá nhân, tổ chức cản trở quyền nuôi dưỡng con của người khuyết tật

Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thì hành vi cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 11. Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
[...]

b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (cản trở người khuyết tật nuôi dưỡng con) có thể sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Xem thêm:  Hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn có được không?

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Người khuyết tật sau khi ly hôn có được trực tiếp nuôi con không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192  để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Đức Hùng

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

0918.368.772

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi