Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định: “Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.”
Theo quy định trên, người sử dụng lao động đóng một phần BHYT cho người lao động và trích một phần từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT. Vì vậy nếu người lao động thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương thì không thể trích lương để đóng BHYT. Trường hợp doanh nghiệp đã tiến hành báo giảm nghỉ không lương sẽ không có căn cứ để nộp BHYT cho người lao động cho dù họ tự bỏ tiền nhờ doanh nghiệp đóng hộ.
Xem thêm: 5 điểm mới về chính sách BHYT tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP áp dụng từ 03/12/2023
Trên đây là nội dung tư vấn về "Nghỉ không lương có được đóng BHYT không?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!