Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Theo đó, nếu bà G có đủ căn cứ để chứng minh bà H có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của mình thì bà G có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bà H phải bồi thường thiệt hại do hành vi đó gây ra theo quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi bà G chứng minh được bà H có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của mình thì bà H phải bồi thường thiệt hại cho bà G những khoản sau đây:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định;
- Một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang từ ngày 01/07/2019 thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy, khi khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền thì Tòa án sẽ xác định những khoản chi phí hợp lý mà bà H phải bồi thường cho bà G theo đúng quy định pháp luật.
Do đó, yêu cầu bà H bồi thường 1.000 tỷ đồng của bà G là không hợp lý và không thể xác định được mức bồi thường tối đa mà bà H phải bồi thường cho bà G khi chưa có đủ căn cứ pháp lý và tài liệu chứng minh tổn thất thực tế.
Xem thêm: Cách xác định tiền bồi thường thiệt hại về danh dự, uy tín
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!