Trả lời:
Có 2 trường hợp mà diện tích thực tế của thửa đất thực tế nhận chuyển nhượng nhỏ hơn diện tích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Một là, diện tích đất thiếu hụt thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013, tức là ranh giới thửa đất không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy chứng nhận, chỉ là do cách đo thủ công trước kia mà việc xác định diện tích đất chưa chuẩn xác.
Trong trường hợp này, bạn cần xem xét các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng để giải quyết.
* Bạn sẽ có cơ sở để yêu cầu bên bán bồi thường khoản tiền tương đương diện tích đất bị thiếu hụt nếu trong hợp đồng có cam kết: “Nếu diện tích thửa đất thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trong Giấy chứng nhận thì bên bán sẽ phải trả lại khoản tiền tương đương đối với phần diện tích bị thiếu hụt”.
Còn nếu không có thỏa thuận nào trong hợp đồng thì bên mua có thể phải chấp nhận việc này. Bởi vì ngày từ ban đầu, hai bên đã thỏa thuận mua bán đất, với hiện trạng như thực tế và giá tiền là a đồng. Mảnh đất không thay đổi; hiện trạng đất không thay đổi; ranh giới đất không thay đổi; diện tích thiếu hụt là do đo đạc, tính toán số liệu chưa chính xác, đây cũng không phải là lỗi của người bán nên người mua rất khó để yêu cầu bên bán bồi thường.
* Nếu trong hợp đồng có thỏa thuận giá mua bán tính theo đơn vị 1m2 đất thì sẽ có cơ sở để bạn yêu cầu bên bán thanh toán lại phần diện tích bị thiếu hụt.
Chẳng hạn bên bán và bên mua có thỏa thuận giá đất mua bán là 50 triệu/m2; mảnh đất 700 m2 thì giá bán là 35 tỷ. Khi diện tích đất thay đổi (giảm so với diện tích ghi trên Giấy chứng nhận) sẽ dẫn tới giá mua bán thay đổi, do đó, người mua trong trường hợp này có thể tính toán lại phần chênh lệch và yêu cầu bên bán thanh toán lại khoản tiền tương đương với phần diện tích bị thiếu hụt.
Hai là, diện tích đất thiếu hụt do bị lấn chiếm bởi hộ liền kề.
Đối với trường hợp tranh chấp về ranh giới thửa đất, bạn và hộ giáp ranh liền kề có thể thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được có thể tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Nếu hòa giải không thành, tranh chấp sẽ được giải quyết tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Trường hợp này, bạn là người đứng tên trên Giấy chứng nhận nên bạn sẽ phải có trách nhiệm giải quyết tranh chấp có liên quan đến mảnh đất này.
Xem thêm: Cách xử lý khi diện tích thực tế khác so với Sổ đỏ
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi có thể hủy bỏ văn bản từ chối nhận di sản thừa kế được không dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!