Mua bán đất bằng giấy viết tay có được chia thừa kế không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Bố tôi mua đất, chỉ có giấy viết tay. Giờ người bán cho bố tôi đã chết, bố tôi cũng đã chết, tôi phải làm sao để được cấp sổ đỏ? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Tài sản để thừa kế là quyền sử dụng đất thì bên cạnh tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế thì còn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về đất đai.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu thuộc các trường hợp sau:

- Quyền sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/01/2008, người sử dụng không cần các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

- Quyền sử dụng đất do nhận chuyển nhượng từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/07/2014, người sử dụng đất phải có các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

- Đối với trường hợp quyền sử dụng đất do nhận chuyển nhượng từ ngày 01/7/2014 đến nay khi chuyển nhượng phải tuân thủ quy định về công chứng, chứng thực trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Khi đủ các điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên, những người thuộc hàng thừa kế của người để lại di sản mới có thể thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật (Theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành):

- Trường hợp 1: Nếu có di chúc thì thực hiện theo nội dung của di chúc

- Trường hợp 2: Nếu không có di chúc thì thực hiện phân chia di sản theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 theo thứ tự sau đây:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

+ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

+ Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Sau khi xác định được những người được quyền hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản thì những người này tiến hành cuộc họp thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, việc này phải được lập thành văn và được công chứng, chứng thực theo quy định tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Khi tiến hành xong thủ tục phân chia di sản thừa kế, bạn cần làm hồ sơ để nộp tới Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện để yêu cầu thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Xem thêmĐất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Đức Hùng

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

0918.368.772

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi