Trả lời:
Căn cứ Điều 21 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 97/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam về Thông báo có quốc tịch nước ngoài:
“1. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài và chưa mất quốc tịch Việt Nam, thì vẫn có quốc tịch Việt Nam.
2. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày có quốc tịch nước ngoài, người quy định tại khoản 1 Điều này hoặc cha mẹ, người giám hộ của người đó, nếu ở ngoài nước phải thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này; nếu ở trong nước phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi người đó cư trú việc họ có quốc tịch nước ngoài, kèm theo bản sao giấy tờ chứng minh có quốc tịch nước ngoài.”
Như vậy, theo quy định trên và thông tin bạn cung cấp thì đối với trường hợp chị bạn sẽ được mang 02 quốc tịch là Việt Nam và Đài Loan
Căn cứ Điều 22 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 về xóa đăng ký thường trú:
“1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
d) Ra nước ngoài để định cư;”
Tại Điều 3 khoản 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài"
Căn cứ Điều 11 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú 2006 và Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú 2006:
“2. Thủ tục xóa đăng ký thường trú đối với các trường hợp thuộc các điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú
a) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đến làm thủ tục xóa đăng ký thường trú.
4. Quá thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú mà đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định thì Công an xã, phường, thị trấn nơi có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú lập biên bản, yêu cầu hộ gia đình làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xóa đăng ký thường trú.”
Theo thông tin bạn cung cấp và theo quy định pháp luật thì chị bạn thuộc trường hợp bị xóa thường trú nhưng có thể do sơ suất của gia đình và cơ quan công an nên hiện chị bạn vẫn có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Do đó, khi về nước thì chị bạn ở đúng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nên không cần thực hiện thủ tục đăng ký thường trú lại.
Tuy nhiên, chị bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (có thể còn hoặc không còn giữ quốc tịch Việt Nam) khi nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được xem như người nước ngoài và được điều chỉnh bởi Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam nên phải khai báo với chính quyền địa phương.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luật sư./.
Trân trọng.