Ly hôn khi một bên không chịu đến tòa được không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Thời gian gần đây, vợ chồng tôi có nhiều mẫu thuẫn nhưng tôi nhất quyết không đồng ý ly hôn. Tôi được biết vợ tôi đã gửi đơn xin ly hôn lên Toà và đã có người ở Toà gọi để mời tôi lên lấy lời khai. Tôi nghĩ mâu thuẫn của vợ chồng tôi không có gì to tát nên không cần phải ra Toà. Vậy cho tôi hỏi, nếu tôi không lên Toà thì có giải quyết ly hôn được không? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Quyền yêu cầu ly hôn

Khoản 1, Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành (Luật HN&GĐ) quy định:

“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”.

Khoản 1, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, quy định:

“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”.

Đối chiếu với các quy định nêu trên thì, vợ của bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn khi việc hòa giải không thành và phải có căn cứ ly hôn như quy định nêu trên.

 

Khi nào tòa án xét xử vắng mặt?

Khoản 1, Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự (Bộ luật TTDS) hiện hành quy định:

“Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.”.

Điểm b, khoản 2, Điều 227 Bộ luật tố tụng Dân sự hiện hành quy định:

“Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;”.

Đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà bạn vắng mặt thì Tòa án sẽ hoãn phiên tòa (trừ trường hợp bạn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt); trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà bạn (bị đơn) vắng mặt mà không phải vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa sẽ tiến hành xử vắng mặt bạn.

Nếu bạn vắng mặt tại phiên tòa thì bạn sẽ không được thực hiện một số quyền tố tụng, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn. Vì vậy, theo tôi, bạn nên tham gia các phiên hòa giải, phiên tòa xét xử để thực hiện các quyền tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

Nếu còn băn khoăn, bạn đọc có thể liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ. 

Đoàn Khắc Độ

Được tư vấn bởi: Luật sư Đoàn Khắc Độ

Công ty Luật TNHH Đại Đức

https://luatdaiduc.vn

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi