Trả lời:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh.
Trước đây việc đăng ký khai sinh quá hạn được thực hiện theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP, tuy nhiên, từ ngày 01/01/2016, Nghị định này được thay thế bởi Nghị định 123/2015 và không có quy định về việc đăng ký khai sinh quá hạn.
Do vậy, việc đăng ký khai sinh của bạn sẽ thực hiện theo thủ tục đăng ký khai sinh thông thường. Do bạn không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào nên bạn có thể nhờ người thân thích khác (anh/chị/em họ) đi làm giấy khai sinh cho bạn, cụ thể:
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh chuẩn bị giấy tờ gồm:
- Nộp bản chính Giấy chứng sinh;
- Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân;
- Sổ Hộ khẩu;
Bước 2: Điền, nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND xã nơi bạn đang sinh sống.
Bước 3: Công chức tư pháp - hộ tịch ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp thì vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tich.
Bước 4: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.