Trả lời:
Trước hêt cần phải xem xét mục đích mà bạn thực hiện hành vi làm giả chứng thư bảo lãnh của ngân hàng X là gì?
Nếu như việc làm giả chứng thư này để lừa dối, tạo lòng tin để Công ty B ký hợp đồng sau đó bạn sẽ thực hiện việc chiếm đoạt số tiền đó thì bạn sẽ bị truy tố về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Còn lại, trường hợp bạn chỉ vì muốn tạo lòng tin để đối tác ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với bạn và sau này vẫn có ý thức thực hiện đúng hợp đồng mà không có ý đồ chiếm đoạt thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể quy định như sau:
“Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm”.
Trường hợp thu lợi lớn và số lượng giấy tờ bị làm giả nhiều thì bạn có thể bị truy cứu theo khung hình phạt tại khoản 2 hoặc khoản 3 với mức phạt lên tới 07 năm tù giam.
Ngoài trách nhiệm hình sự, bạn còn phải chịu trách nhiệm dân sự nếu gây thiệt hại cho Ngân hàng hoặc cho đối tác là Công ty B (có thể là thiệt hại về vật chất hoặc về uy tín doanh nghiệp,...)
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!