Không phải xe có hoạt động kinh doanh vận tải mà đi đổi biển vàng thì có những hậu quả gì hay không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Xe của tôi đang chở hàng cho gia đình nhưng tôi thấy nhiều người bạn của tôi vẫn bị phạt dù xe chờ hàng cho gia đình mà không đổi biển vàng. Tôi đang muốn đổi biển vàng để an toàn khi lưu thông trên đường thì có được không? Nếu đổi sang biển vàng rồi thì tôi có phải xin cấp phù hiệu, lắp camera hành trình hay thực hiện các thủ tục liên quan đến xe kinh doanh vận tải nữa hay không? Nếu đã đổi sang biển màu vàng rồi mà muốn đổi về biển màu trắng thì thủ tục như thế nào ạ? Nếu không thuộc đối tượng đổi biển vàng mà vẫn đổi thì có bị xử phạt gì hay không? Xin cảm ơn rất nhiều ạ!

Trả lời:

Khoản 1 Điều 46 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện, cụ thể như sau:

- Khoản 6 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

[…] xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

- Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ – CP:

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, pháp luật chưa có chế tài phạt vi phạm nếu xe đổi sang biển vàng nhưng không hoạt động kinh doanh, tuy nhiên việc đổi sang biển vàng cho xe cần đáp ứng các điều kiện theo quy định. Vì vậy tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình sẽ đưa ra lựa chọn có đổi sang biển vàng hay không.


Nếu xe làm thủ tục đổi sang biển vàng thì chủ sở hữu xe phải làm các thủ tục và đáp ứng các điều kiện của xe kinh doanh vận tải hàng hóa, cụ thể như sau:  

Thứ nhất, về thủ tục xin cấp phù hiệu:

Chủ sở hữu xe ô tô gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi mình hoạt động, hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy địn;

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định;

c) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.

Thứ hai, xe ô tô vận tải hàng hóa phải đáp ứng các quy định sau (Điều 46 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT):

2. Phải được niêm yết các thông tin theo quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Vị trí niêm yết thông tin

a) Đối với xe ô tô tải, xe đầu kéo: niêm yết ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái;

b) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thùng chở hàng: niêm yết ở mặt ngoài hai bên thùng xe;

c) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc không có thùng chở hàng: niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.

4. Xe ô tô vận tải hàng hóa phải có kích thước thùng xe đúng theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

5. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn sử dụng theo quy định, dụng cụ thoát hiểm.

6. Phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” gắn trên xe công-ten-nơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này; Phù hiệu “XE TẢI” gắn trên xe tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này; phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” gắn trên xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.

Thứ ba, về thiết bị giám sát hành trình

Khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP chỉ quy định:

Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.

Như vậy xe tải kinh doanh vận tải hàng hóa chỉ bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình trước ngày 1/7/2021 đối với ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Xem thêm:  Hướng dẫn thủ tục đổi biển số vàng qua mạng đơn giản

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Không phải xe có hoạt động kinh doanh vận tải mà đi đổi biển vàng thì có những hậu quả gì hay không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: tuvan@luatvietnam.vn
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY