Không phải là chủ đất thì có quyền đứng ra nhận cọc không?

Câu hỏi:

Xin hỏi Luatvietnam: Bố mẹ tôi có sở hữu thửa đất X. Ngày 07/03/2022, do bố mẹ tôi không có ở nhà nên tôi có thực hiện ký kết hợp đồng đặt cọc với anh A về việc đảm thực hiện việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Anh A có đặt cọc cho tôi khoản tiền là 100 triệu. Đến đúng thời hạn hai bên thỏa thuận nhưng anh A không đến để tiến hành ký kết hợp đồng mua bán nhà đất. Vậy trong trường hợp trên, hợp đồng đặt cọc giữa tôi và anh A có hiệu lực không? Tôi có quyền phạt cọc anh A không? Được biết khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất, tôi không có được sự ủy quyền từ bố mẹ. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Trường hợp của bạn, Luật sư trả lời như sau:

Trước tiên, xác định giao dịch của bạn với anh A là giao dịch đặt cọc để đảm bảo việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 về đặt cọc thì:

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 về các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.

Như vậy, Có thể nhận định rằng giao dịch giữa bạn và anh A về đặt cọc đảm bảo cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vi phạm pháp luật. Vì quyền sử dụng đất đó là của bố mẹ bạn, trong khi bố mẹ bạn không ủy quyền cho bạn thực hiện việc nhận đặt cọc tại thời điểm bạn ký giao dịch đặt cọc với anh A, bạn không có quyền phạt cọc anh A. Trường hợp nêu trên thì cả bạn và anh A đều có lỗi khi ký kết giao dịch.

Xem thêmĐặt cọc mua nhà đất: 7 điều phải biết khi ký hợp đồng đặt cọc

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi không phải là chủ đất thì có quyền đứng ra nhận cọc không dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Hoàng Trọng Giáp

Được tư vấn bởi: Luật sư Hoàng Trọng Giáp

Công ty Luật TNHH Hoàng Sa

http://luathoangsa.vn- 0914522626

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi