Không biết chữ có được ký hợp đồng không?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tôi là nhân viên của một công ty tài chính, hiện tại đang làm hồ sơ vay cho chú A, 55 tuổi ở Quảng Nam. Tuy nhiên, chú A không biết chữ nhưng vẫn có thể viết được tên của mình. Vậy xin hỏi, trường hợp này thì hợp đồng vay mà chú ký có hiệu lực không? Trường hợp sau này xảy ra tranh chấp về các điều khoản thì phải giải quyết như thế nào? Hoặc có hướng xử lý nào để đảm bảo việc ký hợp đồng này là đúng quy định để tránh rủi do cho phía công ty tôi không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Hợp đồng tín dụng là một giao dịch dân sự, do đó phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, cụ thể:

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Căn cứ khoản 4, Điều 400 Bộ luật này quy định:

Điều 400. Thời điểm giao kết hợp đồng
[...]
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Căn cứ khoản 1, Điều 401 Bộ luật này quy định: 

Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

[...]

Như vậy, trong trường hợp chú A có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chú A hiểu và hoàn toàn tự nguyện tham gia hợp đồng tín dụng, đồng thời, mục đích và nội dung của hợp đồng tín dụng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức của hợp đồng tín dụng phù hợp quy định pháp luật thì hợp đồng tín dụng do chú A ký có hiệu lực pháp luật. 
 

Khong-biet-chu-co-duoc-ky-hop-dong-khong


Để đảm bảo việc ký hợp đồng này là đúng quy định của pháp luật và tránh rủi ro cho công ty thì anh/chị nên trình bày đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng tín dụng cho chú A được biết để đảm bảo chú A hiểu và tự nguyện giao kết hợp đồng. Ngoài ra, anh/chị nên xác lập hợp đồng tín dụng có công chứng hoặc chứng thực.

Đối với hợp đồng công chứng, căn cứ khoản 2, Điều 47 Luật Công chứng 2014 quy định:

Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch

2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.

Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.

Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.

Đồng thời, căn cứ Khoản 3 Điều 5 của Luật này quy định:

Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

[…]

3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Đối với hợp đồng chứng thực, căn cứ khoản 3, Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục chứng thực, hợp đồng giao dịch như sau:

Điều 36. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch

[...]

3. Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

Đồng thời, căn cứ khoản 4, Điều 3 của Nghị định này quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:

“4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.”

Như vậy, đối chiếu các quy định nêu trên, hợp đồng tín dụng có một bên tham gia không biết chữ mà được công chứng hoặc chứng thực sẽ chặt chẽ cả về nội dung và hình thức, việc công chứng hoặc chứng thực sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro cho tổ chức tín dụng. 

Xem thêm: Không biết chữ, làm sao để "ký" hợp đồng? - LuatVietnam

Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Không biết chữ có được ký hợp đồng không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Hồng Tâm

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Hồng Tâm

Công ty luật TNHH Chí Công & Thiện Tâm

Luatcongtam.com.vn- 0972810901

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật