Trả lời:
Trường hợp này có thể hiểu rằng bên bán (1) là không biết chính xác diện tích thửa đất của mình thực tế có trùng khớp với sổ đỏ hay không, (2) là bên bán biết diện tích thửa đất của mình chỉ 90m2 chứ không phải 100m2 như sổ đỏ ghi nhận nhưng đã giấu thông tin khi thực hiện giao dịch nhận đặt cọc bán thửa đất đó cho anh.
Căn cứ Điều 126, Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự bị vô hiệu do nhầm lẫn, và quy định giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối có thể khẳng định hợp đồng đặt cọc này giữa hai bên sẽ vô hiệu khi rơi vào một trong hai tình huống như đã nêu trên.
Hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng từ thời điểm giao kết.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, bên có lỗi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia.
Như vậy, khi giao dịch dân sự, ở đây là hợp đồng đặt cọc vô hiệu thì bên bán thửa đất trên phải hoàn trả lại anh đúng số tiền cọc mà anh đã đưa cho bên bán theo hợp đồng.
Xem thêm: Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất 2021 chi tiết nhất
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!