Trả lời:
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám Đốc hãng Luật TGS - (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, vấn đề thăng hạng nghề nghiệp được đông đảo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và toàn xã hội quan tâm. Quy định về chức danh nghề nghiệp hiện nay phần lớn giáo viên không nắm rõ vì hầu như không biết đích xác, chỉ nghe truyền miệng từ người này qua người kia hoặc cơ quan quản lý yêu cầu phải đi thi. Trong khi đó, đã có không ít giáo viên cho rằng đó là việc bắt buộc.
Hầu hết giáo viên ít quan tâm đến luật, cho nên ngay những quy định sát sườn các thầy cô không biết hoặc hiểu rất mù mờ. Để hiểu đúng về thăng hạng giáo viên thì các thầy cô ngoài việc trang bị kiến thức chuyên ngành sâu rộng cũng cần quan tâm đến những chính sách pháp luật liên quan đến nghề nghiệp của mình. Việc làm này sẽ giúp các thầy cô bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tránh mất thời gian, công sức vào công việc mà mình không nhất thiết phải thực hiện.
Trở lại câu hỏi của bạn độc giả “nếu thi thăng hạng mình sẽ lên hạng mấy ạ? Và đã đủ năm dự thi chưa?” Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám Đốc, Hãng Luật TGS chi biết:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những người học ngành sư phạm mới vào nghề sẽ là chức danh thấp nhất, như bạn độc giả là giáo viên cấp mầm non thì cấp thấp nhất là cấp IV. Trải qua thời gian công tác nhất định cùng với thành tích đạt được thì giáo viên có thể đăng ký dự thi hoặc được xét để thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bạn độc giả là giáo viên mầm non tốt nghiệp trường trung cấp chuyên nghiệp, sau đó thì đi học liên thông lên đại học và có thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Ở mỗi bậc chức danh nghề nghiệp đều có những yêu cầu về nhiệm vụ phải hoàn thành; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Xét cả ba tiêu chí nêu trên thì bạn căn cứ vào bằng tốt nghiệp đại học mà không lưu ý đến tiêu chí năng lực chuyên môn.
Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT – BGDDT – BNV thì bạn đang ở cấp IV mà thi lên bậc II thì bạn không đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. Bởi vì tiêu chuẩn của giáo viên bậc II ban phải làm giáo viên mầm non được 6 năm. Trong đó, có ít nhất 1 năm giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III.
Như vậy, đơn vị cấp cho bạn chứng chỉ hạng III thay vì hạng II như bạn thắc mắc là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.
“Địa phương trả lại hồ sơ vì tính năm biên chế mình chưa đủ 3 năm? Xin cảm ơn ah!”
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT – BGDDT – BNV thì bạn phải có thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV từ đủ 3 năm trở lên. Tháng 9/2017 bạn trúng tuyển kỳ thi viên chức thì thời gian công tác của bạn được tính từ ngày bạn nhận quyết định bổ nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. Có thể bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của ngành, nhưng bạn không đủ thời gian công tác 3 năm trở lên.
Vì vậy, địa phương trả hồ sơ của bạn với lý do bạn công tác chưa đủ 3 năm là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.