Trả lời:
Thứ nhất, về thủ tục đăng ký nhận trợ giúp pháp lý
Căn cứ theo Điều 29 Luât Trợ giúp pháp lý năm 2017 thì để đăng ký nhận trợ giúp pháp lý, cần phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý với thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
- Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý (tùy theo người yêu cầu thuộc đối tượng nào thì cần có giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 33, Thông tư 08/2017/TT-BTP);
- Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện thông qua 3 hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (nộp bản chính hoặc bản sao giấy tờ chứng minh là người được nhận trợ giúp pháp lý).
- Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được nhận trợ giúp pháp lý).
- Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử (khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý).
Hồ sơ chỉ được thụ lý khi vụ việc yêu cầu có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. Sau khi nhận được hồ sơ, người tiếp nhận yêu cầu kiểm tra các nội dung có liên quan và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc bổ sung giấy tờ, tài liệu liên quan. Nếu có từ chối thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản cho người có yêu cầu.
Thứ hai, về chi phí
Bản chất của việc trợ giúp pháp lý là cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý để đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đăng trước pháp luật.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý là không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý. Đây cũng là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý, pháp luật quy định cấm hành vi nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi sich khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý.
Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý lấy từ ngân sách nhà nước; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác. Vì vậy, trong quá trình trợ giúp pháp lý, người thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý theo Luật quy định không phải chịu bất kỳ một khoản phí nào.
Nếu còn băn khoăn, bạn đọc có thể liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.