Trả lời:
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, nếu trong quá trình làm Giấy khai sinh có sự sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch dẫn đến Giấy khai sinh bị sai thông tin thì sẽ tiến hành làm thủ tục cải chính hộ tịch.
Theo đó, trường hợp của gia đình bạn, bạn ra UBND xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký khai sinh trước đây để thực hiện việc cải chính thông tin trên Giấy khai sinh của cháu.
Hồ sơ bao gồm:
- Xuất trình Chứng minh nhân dân/ thẻ Căn cước công dân/ Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cải chính hộ tịch;
- Nộp các giấy tờ:
+ Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP;
+ Giấy chứng sinh, Giấy khai sinh đã làm trước đó;
+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.