Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
“1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;”
Trường hợp của bạn không thuộc trường hợp kỷ luật sa thải người lao động. Mặt khác việc xử lý sa thải người lao động cần tuân thủ khoản 1 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 2012 về trình tự xử lý kỷ luật lao động thì :
“Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.”
Theo thông tin bạn cung cấp vào ngày 09/07/2020 bạn được lên viết bản tường trình nhưng đến ngày 11/07/2020 bạn đã có văn bản chấm dứt hợp đồng của công ty. Có thể nhận thấy công ty đã không tuân thủ việc gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động ít nhất 5 ngày làm việc.
Về mẫu đơn khởi kiện bạn tham khảo Mẫu số 23-DS Đơn khởi kiện Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự.
Về mức bồi thường bạn có thể dựa vào căn cứ pháp lý tại điều 42 Bộ luật Lao động 2012 để yêu cầu bồi thường nếu chấm dứt hợp đồng trái luật.