Hướng dẫn đăng ký hộ khẩu thường trú cho Việt kiều hồi hương

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Tôi là Việt kiều đã xa quê hương 15 năm nay, tôi vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Hiện tôi đã trở về Việt Nam và muốn đăng ký lại hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Xin hỏi tôi phải làm những bước nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, về việc xin cấp Chứng minh nhân dân

Hiện nay, theo pháp luật Việt Nam thì hiện tại đã thực hiện cấp Căn cước công dân thay Chứng minh nhân dân nên ban tiến hành thủ tục xin cấp Căn cước công dân theo quy định dưới đây:

Việt Kiều được hiểu là người Việt Nam có thời gian sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Nếu người này chưa thôi quốc tịch Việt Nam thì người này vẫn là công dân Việt Nam. Như vậy, người này vẫn được cấp thẻ căn cước công dân (Theo Điều 2 Luật Căn cước công dân 2014 quy định đối tượng áp dụng).

Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:

– Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;

– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

– Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.”

(Theo điều 26 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 )

 

Thứ hai, về việc đăng ký hộ khẩu thường trú

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì:

Hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú bao gồm:

+ Bản khai nhân khẩu;

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng có dấu kiểm chứng của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngoài các giấy tờ trên, nếu công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại các nơi, như thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ đô Hà Nội, cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo phải nộp thêm bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại các nơi đó, cụ thể là:

- Nếu đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương là phải có các tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú;

- Nếu đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo thì phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; văn bản đồng ý của người đứng đầu cơ sở tôn giáo; văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho về Việt Nam hoạt động tôn giáo.

Nơi nộp hồ sơ:

Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

(Theo Điều 21 Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013)

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Hồng Tâm

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Hồng Tâm

Công ty luật TNHH Chí Công & Thiện Tâm

Luatcongtam.com.vn- 0972810901

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi