Trả lời:
Căn cứ theo Điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
Không có di chúc;
…”
Căn cứ theo Điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
…
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì do bố bạn không để lại di chúc nên việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo pháp luật. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn bao gồm 08 người là mẹ bạn và 07 anh chị em nhà bạn.
Căn cứ theo Điều 656 Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 thì sau khi có thông báo về việc mở thừa kế, những người thừa kế là cả gia đình 08 người có thể họp mặt để thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Việc thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản và phải được công chứng.
Theo đó, Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Vì vậy, nếu mẹ bạn và chị cả lén lút đi làm thủ tục cấp sổ đỏ thửa đất X đứng tên riêng cho chị cả mà không có sự đồng ý của 6 anh chị em còn lại là đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế, không tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Bạn cùng 05 người thừa kế còn lại có thể khởi kiện vụ việc ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân.
Xem thêm: Thừa kế theo pháp luật là gì? Khác gì thừa kế theo di chúc?
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!