Trả lời:
Điều 44 Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2014 quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:
“Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
2. Trước khi sử dụng,doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp doanh nghiệp đều phải đóng dấu trong hợp đồng. Theo đó, phải sử dụng con dấu trong 3 trường hợp:
- Khi pháp luật quy định phải sử dụng;
- Điều lệ công ty có quy định;
- Các bên thỏa thuận sử dụng con dấu.
Trên thực tế hiện nay, có nhiều quốc gia cho phép doanh nghiệp không dùng con dấu mà chỉ có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền, do đó, hợp đồng chỉ có chữ ký không được đóng dấu vẫn có giá trị khi nội dung không trái với quy định của pháp luật.
Do đó, với trường hợp của bạn,hợp đồng ký với công ty nước ngoài thì bạn phải xem xét các bên có thỏa thuận sử dụng con dấu hay không? Hoặc điều lệ công ty có bắt buộc phải sử dụng con dấu trong việc giao kết hợp đồng. Nếu đều lệ công ty hoặc các bên thỏa thuận phải sử dụng con dấu khi giao kết hợp đồng thì các bên phải sử dụng.
Ngược lại điều lệ công ty không bắt buộc hoặc các bên không có thỏa thuận sử dụng con dấu thì giá trị của hợp đồng không phụ thuộc vào con dấu. Trường hợp này các bên chỉ cần chữ ký hợp lệ của các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng có giá trị pháp lý.