Hợp đồng giả tạo nhằm giảm nghĩa vụ nộp thuế

Câu hỏi:

Xin hỏi Luatvietnam: Ngày 1/1/2021, tôi có mua một lô đất X của ông A và lập ra hai bản hợp đồng. Hợp đồng số 1 do tôi viết tay, có đầy đủ chữ ký của cả hai bên và có người làm chứng nhưng không được công chứng, chứng thực. Nội dung hợp đồng số 1 là tôi nhận chuyển nhượng của ông A mảnh đất X có giá trị 5 tỷ đồng (đã thanh toán trên thực tế 5 tỷ đồng). Hợp đồng số 2 được lập ở văn phòng công chứng và được công chứng đầy đủ. Nội dung hợp đồng số 2 là tôi nhận chuyển nhượng của ông A mảnh đất X có giá trị 1 tỷ đồng. Trong trường hợp tôi và ông A có tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì hợp đồng nào có giá trị pháp lý cao hơn và được áp dụng để giải quyết vụ việc? (Vì theo tôi biết, từ ngày 1/7/2021, hợp đồng mua bán đất bằng giấy viết tay vẫn có thể được công nhận nếu đề nghị tòa án công nhận theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015). Xin cảm ơn!

Trả lời:

Đối với giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay được thực hiện theo quy định tại điểm a và d khoản 03 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Theo đó

“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Như vậy, đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan thẩm quyền thì mới có giá trị pháp lý. Trường hợp bạn nêu ở trên thì hợp đồng số 2 sẽ có giá trị pháp lý vì đã tuân thủ quy định pháp luật về công chứng.

Đối với hợp đồng thứ 1, loại hợp đồng viết tay nhưng không được công chứng, sẽ chỉ có pháp lý nếu thuộc 1 trong hai trường hợp sau:

1. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay chỉ có hiệu lực nếu thời điểm chuyển nhượng diễn ra trước ngày 01/7/2014.

2. Từ ngày 01/7/2014 đến nay, khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Hợp đồng thứ 1 đã ký kết nếu muốn có hiệu lực thì cần phải thuộc trường hợp thứ 2 nêu trên, căn cứ tại:

Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó

Do đó để xác nhận được hợp đồng bằng tay kia có hiệu lực thì ít nhất khách hàng cần có chứng cứ chứng minh đã hoàn thành ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch, còn nếu không thì phải được Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch.

Nói về hiệu lực pháp lý của hai hợp đồng nói trên trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp, đối với bản hợp đồng thứ 1 thì việc yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng không công chứng hoặc chứng thực có hiệu lực mất nhiều thời gian và phức tạp hơn việc các bên thực hiện công chứng hoặc chứng thực; còn bản hợp đồng thứ 2 được công chứng sẽ dễ dàng và cũng sẽ có hiệu lực pháp lý cao hơn vì nó đảm bảo sẵn về mặt hình thức.

Luật sư cho rằng, các bên cần giao kết đúng số tiền chuyển nhượng để vừa tránh rủi ro khi xảy ra tranh chấp về sau, vừa tránh rủi ro pháp lý khi bị phát hiện hành vi thông đồng trốn thuế.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Hoàng Trọng Giáp

Được tư vấn bởi: Luật sư Hoàng Trọng Giáp

Công ty Luật TNHH Hoàng Sa

http://luathoangsa.vn- 0914522626

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi