Trả lời:
Trong giao dịch dân sự, đặt cọc là một trong những biện pháp để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Hợp đồng đặt cọc có thể bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
2. Do giả tạo.
3. Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
4. Do bị nhầm lẫn.
5. Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
6. Do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
7. Do không tuân thủ quy định về hình thức.
8. Do có đối tượng không thể thực hiện được.
Trường hợp như bạn trình bày là ghi sai số tiền cọc bằng số và sai thông tin CCCD, có thể xếp vào trường hợp (4) là hợp đồng có thể bị vô hiệu do nhầm lẫn.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 126 Bộ luật Dân sự quy định:
“Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được”.
Vì vậy, theo chúng tôi thấy, việc ghi sai như trình bày không làm cho các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch, không ảnh hưởng đến việc chuyển và nhận tiền cọc của hai bên, do đó, hợp đồng đặt cọc các bên đã ký khả năng không bị vô hiệu.
Xem thêm: Khi nào hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu?
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Hợp đồng đặt cọc ghi sai số tiền thì có bị vô hiệu không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!