Trả lời:
1. Hết thời hạn thử việc mà không ký hợp đồng lao động
Theo Điều 29 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Như vậy, sau khi kết thúc quá trình thử việc, người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với người lao động.
Nếu sau thời gian thử việc mà không thông báo kết quả thử việc cũng không ký hợp đồng lao động mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.
Đồng thời, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, kết thúc thời thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động thì bị phạt từ 02 - 05 triệu đồng.
2. Buộc người lao động đặt cọc tiền khi ký hợp đồng thử việc
Theo khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng.
Người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng và buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt (điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 95/2013 sửa đổi tại Nghị định 88/2015).
Bạn có thể khiếu nại lần đầu đến người đại diện theo pháp luật của công ty. Cụ thể tham khảo quy định tại đây.