Trả lời:
Trong trường hợp xác định tội danh phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, một trong số đó là ý chí và lý trí của người thực hiện hành vi phạm tội. Ở đây người thực hiện hành vi phạm tội chỉ phạm vào tội giết người nếu khi thực hiện hành vi người này mong muốn tước đoạt mạng sống của bị hại hoặc biết rõ là có thể tước đoạt tính mạng của bị hại nhưng vẫn tiếp tục thực hiện cho dù không mong muốn (trường hợp này thì bị hại phải tử vong từ nguyên nhân do hành vi của người thực hiện hành vi phạm tội).
Như vậy, cơ quan cảnh sát điều tra cần làm rõ ý chí của ông C khi cầm dao mổ lợn đâm nhiều nhát vào tay anh bạn và đâm vào lưng chị bạn có nhằm tước đoạt mạng sống anh chị bạn hay không. Trong trường hợp thỏa mãn dấu hiệu của hành vi phạm tội của tội giết người thì đối với hành vi phạm tội với người có thai có thể là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết định khung tăng nặng mà không phải giết từ hai người trở lên. Cụ thể:
Theo điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi phạm tội đối với "phụ nữ có thai" là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, hành vi giết phụ nữ có thai cũng là tiết tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo điểm c khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi "Giết phụ nữ mà biết là có thai" là tình tiết định khung tăng nặng, không phải tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Như vậy, có sự khác biệt giữa hành vi phạm tội với phụ nữ "mà biết là có thai" với các tội phạm khác cũng có nạn nhân là phụ nữ có thai nhưng việc nạn nhân có thai không phải là tình tiết định khung. Cụ thể:
- Giết phụ nữ mà biết là có thai là trường hợp người phạm tội biết rõ người mình giết là phụ nữ đang có thai (không kể tháng thứ mấy) mà vẫn thực hiện hành vi phạm tội.
Theo tiểu mục 2.3 mục 2 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP, "Phụ nữ có thai" được xác định bằng các chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai, như: bị cáo và mọi người đều nhìn thấy được hoặc bị cáo nghe được, biết được từ các nguồn thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai.
Trong trường hợp thực tế khó nhận biết được người phụ nữ đó đang có thai hay không hoặc giữa lời khai của bị cáo và người bị hại về việc này có mâu thuẫn với nhau thì để xác định người phụ nữ đó có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc kết luận giám định.
- Trường hợp người phạm tội không biết nạn nhân đang có thai thì không áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này.
Như vậy, chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội đối với phụ nữ có thai" là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của bị cáo có nhận biết được hay không nhận biết được người bị xâm hại là phụ nữ có thai (tiểu mục 2.1 mục 2 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP).
Hơn nữa, khoản 2 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: "Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng".
Đối với hình phạt khi bị xử lý tội giết người với tình tiết phạm tội với người có thai, có dùng hung khí thì có thể mức hình phạt lên đến “chung thân hoặc tử hình” theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Xem thêm: Tội giết người khi nào bị tử hình?
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!