Trả lời:
1. Căn cứ pháp lý
2. Ý kiến tư vấn
Thứ nhất, về mục đích của việc xác lập Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Mục đích khi xác lập Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hai bên ban đầu chính là “Đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng” cụ thể là việc đảm bảo thanh toán số tiền nợ là 50.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm mươi triệu đồng), nhưng việc xác lập hợp đồng chuyển nhượng để đảm bảo việc thanh toán nợ như vậy là hoàn toàn không hợp lý.
Theo quy định của pháp luật, để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, các bên có thể áp dụng các biện pháp sau: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản. Như vậy, việc xác lập một hợp đồng chuyển nhượng tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ là hoàn toàn không đúng mục đích của hai bên, hoặc cũng để thực hiện mục đích khác mà bên phía anh A hướng tới.
Thứ hai, về việc yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên là vô hiệu
Căn cứ theo khoản 1 Điều 407 và Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp vô hiệu hợp đồng do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”
Như vậy, chỉ cần ông (bà) có thể chứng minh được việc mục đích của ông (bà) khi xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho anh A, chứ không phải nhằm mục đích mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó thì hoàn toàn có thể yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng trên là vô hiệu.
Thứ ba, về việc có thể tố giác ông A về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Việc yêu cầu ông (bà) ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đảm bảo việc thanh toán số nợ có thể chứng tỏ hành vi gian dối của anh A, thể hiện mục đích muốn chiếm đoạt tài sản. Việc cung cấp thông tin về trị giá thửa đất sai sự thật cũng vi phạm những điều mà pháp luật nghiêm cấm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc yêu cầu công chứng hợp đồng được quy định theo khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng 2014.
Từ những nội dung trên, hoàn toàn có thể tố cáo anh A về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”.
Căn cứ theo giá trị thực của thửa đất là 2.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ đồng) thì anh A có thể đối mặt với án phạt từ từ 12 năm đến 20 năm (Khoản 4 Điều 175 BLHS 2015) và còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản đối với hành vi phạm tội của mình.
Xem thêm: Hợp đồng giả tạo nhằm giảm nghĩa vụ nộp thuế
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi giao dịch mua bán tài sản nhằm che giấu giao dịch vay tài sản có bị vô hiệu không dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!