Trả lời:
Thắc mắc của bạn qua trang LuatVietnam, luật sư Đoàn Khắc Độ - Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức trả lời như sau:
1. Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã
* Bắt buộc phải hòa giải
Theo quy định tại khoản 2, Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp là thủ tục bắt buộc đối với tranh chấp đất đai.
Việc bạn đã làm đơn đề nghị UBND xã tiến hành hòa giải là bạn đã thực hiện đúng luật.
* Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.
- Tổ chức cuộc họp hòa giải.
- Hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Theo các quy định nêu trên, thì UBND cấp xã phải có trách nhiệm thông báo cho bên tranh chấp (hàng xóm của bạn) về việc tiến hành hòa giải. Trường hợp hàng xóm của bạn vắng mặt lần thứ hai thì UBND xã lập biên bản hòa giải không thành.
2. Phương án xử lý
* Khiếu nại quyết định trả lại đơn
Căn cứ theo thông tin bạn đã cũng cấp thì việc UBND xã trả lại đơn cho bạn với lý do người hàng xóm không có nhà, mà không tiến hành thủ tục hòa giải là không đúng pháp luật.
Bạn có quyền khiếu nại về quyết định trả lại đơn của UBND cấp xã. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 1 trong trường hợp này là Chủ tịch UBND cấp xã nơi trả lại đơn khiếu nại.
* Khởi kiện hoặc đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Trường hợp | Cách thức giải quyết | Thẩm quyền | |
- Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. |
- Khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. | - Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp. | |
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. | Chọn một trong hai hình thức | - Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND. | - UBND cấp huyện. |
- UBND cấp tỉnh. | |||
- Khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. | - Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp. |