Giải quyết như thế nào khi cả hai vợ chồng đều không muốn nuôi con khi ly hôn?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Hai vợ chồng tôi kết hôn vào đầu năm ngoái và có một đứa con được hơn 3 tháng tuổi. Vợ tôi không có công việc ổn định, thường xuyên ăn chơi, vay mượn hàng trăm triệu đồng. Gần đây tôi phát hiện vợ tôi nhiễm HIV và đứa bé không phải là con đẻ của tôi. Vì vậy tôi muốn làm đơn xin ly hôn. Tôi không muốn nuôi đứa bé vì không có quan hệ máu mủ với tôi. Tuy nhiên vợ tôi lại đang bị HIV và chị cũng không muốn nuôi đứa bé. Xin hỏi trường hợp này liệu Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

1. Các căn cứ pháp lý

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

 

2. Đề xuất phương hướng giải quyết

Trường hợp 1: Đơn phương ly hôn

Trong trường hợp này, bạn không có quyền yêu cầu Tòa án đơn phương ly hôn bởi con của người vợ hiện đang dưới 12 tháng tuổi. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Do đó, trong trường hợp bạn muốn ly hôn nhưng không có sự đồng tình của vợ thì bạn sẽ phải chờ con của vợ đủ 12 tháng tuổi trở lên để nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc đơn phương ly hôn. Điều này dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”

Bạn có thể sống ly thân với vợ cho đến khi em bé được 12 tháng tuổi và lấy thời gian ly thân làm bằng chứng cho thấy mâu thuẫn giữa vợ chồng kéo dài, không thể hàn gắn.

Trường hợp 2: Thuận tình ly hôn

Hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn. Theo đó tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

 

3. Việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

Bằng cách xét nghiệm ADN, bạn có thể chứng minh được rằng bạn và con của vợ bạn không có quan hệ huyết thống cha con. Như vậy, đây sẽ là chứng cứ giúp bạn sẽ không phải nghĩa vụ chu cấp cho con riêng của vợ (mặc dù có thể trong đăng ký khai sinh của đứa bé bạn vẫn được đăng ký là cha của đứa bé trong thời kỳ hôn nhân với vợ bạn), về mặt pháp lý thì bạn không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng, còn về mặt tình cảm nếu bạn có điều kiện và yêu quý đứa bé thì vẫn có thể nhận đứa bé làm con nuôi của mình và chu cấp nuôi dưỡng cho bé.

Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Toàn bộ hướng dẫn chi tiết

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Đoàn Trung Hiếu

Được tư vấn bởi: Luật sư Đoàn Trung Hiếu

Văn phòng luật sư Hỗ trợ phát triển Cộng Đồng

https://tuvanphaply.com.vn- 093.675.0123

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi