Trả lời:
1. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2021)
- Luật Công chứng 2014, số 53/2014/QH13
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMN của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định ban hành ngày 19/5/2014 Quy định hồ sơ địa chính
- Thông tư 09/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 30/6/2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai
2. Tư vấn của Luật sư
2.1. Tự ký giả mạo chữ ký của người khác có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định pháp luật thì bất kỳ hành vi giả mạo chữ ký của người khác vào việc gì mà không thông qua người được lấy ý kiến đều là hành vi trái luật và tùy theo tính chất sự việc mà người thực hiện việc giả mạo chữ ký người khác có thể bị xử lý vi phạm về hành chính hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự. Trường hợp của bạn, bạn đã tự giả mạo chữ ký của người hàng xóm vào biên bản hiện trạng thửa đất và pháp luật yêu cầu bắt buộc phải có chữ ký của đại diện các hộ gia đình giáp ranh liền kế với thửa đất nhà bạn đang làm thủ tục chuyển nhượng thửa đất cho người khác, hành vi trên có thể xâm phạm đến quyền sử dụng đất của các hộ hàng xóm giáp ranh, có thể làm sai lệch hồ sơ, diện tích quyền sử dụng đất giữa các hộ, có thể làm ảnh hướng đến việc quản lý quỹ đất đất địa phương bạn…chính vì vậy tuỳ thuộc và mức độ của hành vi thì hành vi giả mạo chữ ký trên của bạn có thể sẽ bị xử lý hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là bị xử lý hình sự (Ví dụ trong trường hợp giả mạo ký giáp ranh để chiếm đoạt phần diện tích của hộ liền kề hoặc phần diện tích còn đang tranh chấp thì có thể bị xử lý về tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản….)
2.2. Có thể hủy được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hủy bản ký giáp ranh không?
Trường hợp của bạn đã làm hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác, theo quy định của Luật đất đai 2013 thì việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính tại nơi đăng ký quyền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng. Như vậy, các bên hoàn toàn có thỏa thuận về việc hủy hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng.
Nếu các bên thống nhất hủy bỏ giao dịch thì hai bên tiến hành công chứng việc hủy bỏ hợp đồng. Thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật công chứng. Theo đó, việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.
Như vậy nếu bạn muốn huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất công chứng thì phải được người nhận chuyển nhượng đồng ý với bạn, và cùng bạn thực hiện các thủ tục như trình bày bên trên.
Còn đối với biên bản ký giáp ranh, bạn hoàn toàn có thể mời đơn vị đo đạc vào đo đạc lại, lập biên bản ký giáp ranh khác, có đầy đủ chữ ký hợp pháp của các chủ sử dụng đất liền kề đối với thửa đất giáp ranh. Và bạn sử dụng biên bản đó để nộp kèm theo hồ sơ đăng ký biến động đất đai tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có bất động sản. Như vậy bạn có thể hủy bản ký giáp ranh mà bạn đã tự ý giả mạo chữ ký để tránh gặp phải các rủi do pháp lý không đáng có.
2.3. Trường hợp đã sang tên sổ đỏ cho người khác mà hàng xóm phát hiện bị giả chữ ký thì việc sang tên sổ đỏ có bị hủy không?
Trường hợp bạn vẫn sử dụng biên bản ký giáp ranh bị giả mạo chữ ký để để thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai và đã sang tên có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác thì nếu như bị hàng xóm phát hiện, có ý kiến phản đối bạn rồi tiến hành khởi kiện/ tố giác hành vi vi phạm pháp luật của bạn hoặc có thanh tra kiểm tra định kỳ/đột xuất hồ sơ đăng ký đất đai tại Chi nhánh văn phòng đất đai nếu phát hiện ra vi phạm về hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có thể người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo điểm d Khoản 2 Điều 106 Luật đất đai năm 2013.
Ngoài việc có thể bị thu hồi giấy chứng nhận (sổ đỏ) của người nhận chuyển nhượng, bạn cũng có thể có nguy cơ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giả mạo chữ ký như đã phân tích ở mục 2.1 của bài tư vấn này.
Xem thêm: Tội giả mạo chữ ký người khác bị xử lý thế nào? - LuatVietnam
Trên đây là nội dung tư vấn về "Giả mạo chữ ký giáp ranh bị xử lý như thế nào?" dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!