Gây cản trở canh tác bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Thửa ruộng nhà tôi và bà N ở cạnh nhau tại xã Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn. Do ruộng nhà bà N nằm gần mương lớn hơn ruộng nhà tôi, nên mỗi lần có nước thủy lợi về, bà N thường đắp bờ lấy nước làm nước không chảy xuống ruộng nhà tôi. Mỗi lần như vậy, ruộng nhà tôi phải chờ nước rất lâu và chỉ được một lượng nước rất ít, có lúc không bảo đảm canh tác. Tôi đã nhắc nhở, đề nghị bà N không đắp bờ lấy nước để ruộng bà còn lấy nước chung nhưng bà N không nghe. Mỗi lần nước thủy lợi về là một lần hai bên xích mích, cãi vã nhau. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này cần phải giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ pháp lý:

Luật Tài nguyên nước 2012

Theo Điều 43 Luật Tài nguyên nước 2012, quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền sau đây:

a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và mục đích khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

….

2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các nghĩa vụ sau đây:

c) Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

…”.

Gay-can-tro-dat-canh-tac

Theo đó, việc bà N thường đắp bờ lấy nước làm nước không chảy xuống ruộng nhà bạn, khiến bạn phải chờ nước rất lâu và chỉ được một lượng nước rất ít, có lúc không bảo đảm canh tác, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của thửa ruộng nhà bạn là trái với quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Với các tranh chấp về tài nguyên nước, trước tiên vẫn nên áp dụng các biện pháp để hai bên tự hoà giải, hoặc đề nghị UBND cấp xã tiến hành hoà giải. Trường hợp không hoà giải được, thì UBND cấp huyện sẽ có trách nhiệm giải quyết tranh chấp; trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại đến cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định pháp luật.

 

Xem thêm: Đấu trộm nước sông Đà: Có đi tù vì tội trộm cắp?

Trên đây là nội dung tư vấn về "Gây cản trở canh tác bị xử lý như thế nào? " dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Lưu Thị Hằng Hoa

Được tư vấn bởi: Luật sư Lưu Thị Hằng Hoa

CÔNG TY LUẬT TNHH THÀNH PHONG

0902 155 806

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật