Trả lời:
Đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu
Theo điểm a khoản 1 Điều 54 Luật BHXH 2014, lao động nữ đủ 55 tuổi khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu.
Trường hợp của bạn đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH thì có thể đóng BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Bạn đã tham gia BHXH bắt buộc 18 năm nên cần tham gia BHXH tự nguyện 2 năm nữa để đủ 20 năm tham gia BHXH.
Mức đóng BHXH tự nguyện
Theo đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình (khoản 3 Điều 3 Luật BHXH).
Theo khoản 1 Điều 87 Luật BHXH năm 2014:
Mức đóng hàng tháng = 22% x Mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn
Như vậy, số tiền bạn cần đóng hàng tháng = 22% x 5.000.000 = 1.100.000 đồng.
Có thể lựa chọn đóng: Hằng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng.
Cụ thể, thời điểm đóng BHXH tự nguyện theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP như sau:
- Đối với phương thức đóng hàng tháng, hoặc 3 tháng một lần thì người tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng vào bất kỳ ngày nào trong các phương thức đóng đã chọn.
- Đối với phương thức đóng 6 tháng một lần thì người tham gia có thể đóng tiền trong thời gian 4 tháng đầu.
- Đối với phương thức đóng 12 tháng một lần thì người tham gia có thể đóng tiền trong thời gian 7 tháng đầu.
- Đối với phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau (tối đa 5 năm) và đóng một lần cho thời gian còn thiếu (đối với người đã đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu và thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 10 năm) nộp tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.
Có được hưởng BHYT khi nghỉ hưu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 4 Luật BHXH 2014, người đang hưởng lương hưu được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT). BHYT sẽ được tổ chức BHXH đóng.