Cách đòi lại điện thoại bị trộm cắp đã qua mua bán

Câu hỏi:

Xin hỏi LuatVietnam: Ngày 14/2/2020, tôi có mua một chiếc điện thoại X trị giá 10 triệu. Ngày 15/12/2020, tôi có làm rơi điện thoại tại Ngân hàng Y. Anh A là người nhặt được điện thoại của tôi và sau đó đã bán cho anh B với giá 7 triệu. Ngày 11/10/2021, tôi phát hiện điện thoại của tôi được anh B sử dụng và yêu cầu anh B trả lại. Tuy nhiên, anh B nhất quyết không trả điện thoại cho tôi. Vậy trong trường hợp trên, nếu tôi khởi kiện ra tòa án thì anh B có buộc phải trả lại điện thoại cho tôi không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.

Theo đó, chiếc điện thoại của bạn là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình do bạn đã làm mất điện thoại tại Ngân hàng Y và người chiếm hữu ngay tình (anh B) có được chiếc điện thoại này dựa trên một giao dịch có đền bù (mua bán, trao đổi…) với anh A.

Như vậy, bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc B trả lại chiếc điện thoại cho bạn, đồng thời buộc A trả lại tiền cho B. Tuy nhiên, bạn phải chứng minh đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của mình do bị mất hoặc bị chiếm hữu ngoài ý chí của mình.

Tất nhiên, trong tình huống này, người đang chiếm hữu ngay tình (anh B) cũng phải chứng minh căn cứ mà anh B chiếm hữu và có được chiếc điện thoại do mua từ anh A với giá 7 triệu là việc giao dịch mua bán hợp pháp nhưng trường hợp này chỉ áp dụng trong trường hợp anh B không biết rõ về nguồn gốc của chiếc điện thoại.

Nếu B biết rõ chiếc điện thoại đó là do anh A nhặt được của bạn nhưng A không trả lại cho bạn mà B vẫn cố tình mua thì hành vi của A và B có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” được quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Nguyễn Văn Tuấn

Được tư vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty Luật TNHH TGS

https://tgslaw.vn- 1900.8698

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi