Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi làm việc tại bệnh viện nhà nước

Câu hỏi:

Em xin kính chào quý Luật sư của Luật Việt Nam. Em có câu hỏi rất mong nhận được sự giúp đỡ của các quý Luật sư. Em là nhân viên y tế làm việc theo diện hợp đồng tại một bệnh viện nhà nước. Em bắt đầu ký hợp đồng từ tháng 9/2017 đến hết tháng 2/2020 em xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Hiện tại em tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Dự kiến ngày sinh con của em vào tháng 7/2020. Em có 2 câu hỏi muốn được các quý Luật sư giải đáp: 1, Trường hợp của em có được hưởng chế độ thai sản không ạ? 2, Nếu được em sẽ cần những giấy tờ gì để tiến hành thủ tục ạ? Em rất mong chờ và cảm ơn câu trả lời của các quý Luật sư!

Trả lời:

Thứ nhất: Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo quy định trên, lao động nữ sinh con có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước sinh thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Và để xác định 12 tháng trước khi sinh con thì căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này“.

Bạn không đề cập đến việc trong khoảng thời gian hơn 2 năm bạn làm việc tại bệnh viện nhà nước bạn có đóng bảo hiểm hay không? Nếu trong 2 năm này bạn được công ty đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đáp ứng đủ khoảng thời gian là 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh thì dù bạn đã nghỉ việc tại công ty bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Thứ hai: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Quy trình giải quyết hưởng và chi trả chế độ thai sản được quy định tại Quyết định số 166/2019/QĐ-BHXH Điều 4 khoản 2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây

Về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với trường hợp lao động nữ sinh con như sau:

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

Về chi trả chế độ thai sản như sau:

 Bộ phận KHTC tiếp nhận Danh sách C70a-HD, C70b-HD từ Bộ phận Chế độ BHXH; tiếp nhận Thông báo C12-TS từ Bộ phận Thu

- Chuyển kinh phí cho đơn vị SDLĐ để chi trả cho người lao động không có tài khoản cá nhân theo Danh sách C70a-HD.

- Chi trực tiếp cho người lao động: Chi cho người lao động, thân nhân người lao động qua tài khoản cá nhân: Căn cứ Danh sách C70a-HD, Danh sách C70b-HD, phối hợp với ngân hàng nơi người hưởng mở tài khoản thực hiện đối chiếu thông tin, số hiệu tài khoản, nếu đúng thực hiện chuyển số tiền trợ cấp vào tài khoản cá nhân người lao động; thông báo cho bộ phận chế độ BHXH để đề nghị đơn vị cung cấp lại thông tin đúng về tài khoản cá nhân đối với người hưởng bị sai thông tin về tài khoản cá nhân; tiếp nhận lại thông tin điều chỉnh tài khoản từ Bộ phận Chế độ BHXH để chi trả cho người lao động; Chi trực tiếp bằng tiền mặt

Căn cứ Danh sách C70b-HD, Danh sách 6-CBH, chi trả bằng tiền mặt trực tiếp cho người hưởng và đề nghị người hưởng ký nhận.

Phạm Thị Bích Hảo

Được tư vấn bởi: Luật sư Phạm Thị Bích Hảo

Công ty Luật TNHH Đức An

http://luatducan.vn/

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợi