Trả lời:
Theo nội dung Thông báo ngày 05/09/2021 của Công an Thành phố Hà Nội thì có 06 nhóm đối tượng được cấp Giấy đi đường, bao gồm: Nhóm 1 (Các cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao, quốc tế); Nhóm 2 (Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu); Nhóm 3 (Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch); Nhóm 4 (Các cơ quan báo chí, truyền thông); Nhóm 5 (Đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường); Nhóm 6 (Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu).
Có thể thấy, việc xác định đối tượng và phân nhóm này đã có sự “vênh”, không thống nhất với Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 2601/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ, và chính Chỉ thị số 20/CT-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
Trong đó, Thông báo ngày 05/09/2021 của Công an Thành phố Hà Nội đã không có quy định rõ ràng là Luật sư có thuộc đối tượng được cấp giấy đi đường hay không? Nếu có thì luật sư sẽ thuộc nhóm nào trong 06 nhóm đối tượng nêu trên.
Điều này đã gây ra rất nhiều các tranh cãi và các ý kiến không thống nhất, gây khó khăn rất lớn, không chỉ cho các luật sư mà còn cho chính các cơ quan chức năng trong việc xem xét và quyết định có cấp giấy đi đường cho các luật sư hay không? Do đó, Công an thành phố Hà Nội cần phải kịp thời có sự xem xét và điều chỉnh kịp thời và phù hợp, để nhanh chóng giải quyết các vướng mắc và bất cập này.
Dịch vụ luật sư có phải dịch vụ thiết yếu không?
Các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư có phạm vi hoạt động trên toàn quốc, các dịch vụ pháp lý của luật sư (tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác) rất đa dạng, gắn liền với rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội.
Các dịch vụ pháp lý của luật sư cũng gắn liền với việc tuân thủ và thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Nếu vắng mặt luật sư thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính khách quan và hợp pháp, cũng như việc bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, đặc biệt là các hoạt động tố tụng của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án; việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị của các cơ quan và người có thẩm quyền; hoặc việc tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân v.v…
Trong bối cảnh thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các tổ chức hành nghề luật sư và các luật sư vẫn phải hoạt động, tham gia các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp cho đương sự, người bào chữa, tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân.v.v.. trên phạm vi toàn quốc.
Do đó, tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày 30/4/2020 của VPCP hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố Hà Nội và các Chỉ thị khác trong các đợt giãn cách trước đây, thì đều quy định rất rõ Luật sư là nhóm đối tượng được hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội, phòng chống dịch Covid. Vì vậy, các dịch vụ pháp lý của luật sư phải được coi là dịch vụ thiết yếu trong điều kiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh như hiện nay.
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!