Trả lời:
Đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015).
Theo đó, đặt cọc là một quan hệ dân sự với nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ vào những quy định nêu trên và thông tin bạn cung cấp, nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác thì do bên đặt cọc (bên mua) đổi ý không tiếp tục giao kết, thực hiện hợp đồng, số tiền đặt cọc 150 triệu đồng sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc là bên bạn.
>> Hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng không?