Đã ký hợp đồng vay tiền rồi thì có thể hủy không vay nữa được không?

Câu hỏi:

Xin hỏi Luatvietnam: Ngày 1/4/2022, tôi có ký kết hợp đồng vay 500 triệu tại Ngân hàng X. Sau khi ký xong hợp đồng và chưa nhận được tiền giải ngân, tôi không muốn vay nữa và muốn hủy hợp đồng. Vậy trong trường hợp trên, tôi có thể hủy hợp đồng không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các điều kiện hủy bỏ hợp đồng như sau:

Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng

1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

c) Trường hợp khác do luật quy định.

2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Tại Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về các trường hợp hủy bỏ hợp đồng như sau:

 - Do chậm thực hiện nghĩa vụ

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.

Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Do không có khả năng thực hiện

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị mất

Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Hậu quả hủy bỏ hợp đồng quy định tại Điều 427 BLDS 2015

- Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận

- Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi chi phí

Như vậy, việc hủy bỏ hợp đồng chỉ được diễn ra khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Trong trường hợp vay vốn ngân hàng đã ký kết hợp đồng nhưng chưa đến thời điểm giải ngân mà khách hàng đổi ý không muốn vay nữa thì không được hủy hợp đồng. Do đó, với tình huống này bạn có thể làm việc với phía ngân hàng để chấm dứt hợp đồng, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết trong hợp đồng giữa hai bên.

Xem thêmPhân biệt hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Hoàng Trọng Giáp

Được tư vấn bởi: Luật sư Hoàng Trọng Giáp

Công ty Luật TNHH Hoàng Sa

http://luathoangsa.vn- 0914522626

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật