Trả lời:
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động, theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013, đây là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Dưới góc nhìn của Luật sư, chế độ bảo hiểm thất nghiệp là toàn bộ hệ thống các quy định pháp luật về việc đóng phí, nộp quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Việc sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và việc chi trả khoản tiền bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đề bù đắp thu nhập cho người bị mất việc làm và đưa người thất nghiệp quay trở lại làm việc.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm Bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị.
Đồng thời xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 3 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP).
Đồng thời, theo khoản 4 Điều này, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong vòng 02 ngày làm việc từ khi người lao động yêu cầu.
Bên cạnh đó khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước việc làm mất giấy tờ, hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của bạn.
Trường hợp người sử dụng lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động hoặc tự mình làm thủ tục xin cấp lại giấy tờ BHXH.
Nếu việc làm mất sổ bảo hiểm xã hội, hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bạn, bàn hoàn toàn có quyền khiếu nại tới Sở Lao động Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật.